Những bài học đắt giá hơn vàng từ chó sói - Totem Sói - Khương Nhung

 


Totem sói của tác giả Khương Nhung. Một cuốn sách đối với mình cảm nhận được sự lôi cuốn và hồi hộp. Những giá trị mà tác phẩm đem lại khiến người đọc phải suy ngậm. Mình tìm hiểu có nhiều bài viết tranh luận về chủ nghĩa phát xít trong tác phẩm đó, phản ánh không trung thực đặc tính của loài chó sói. Sau đó mình nghiên cứu thấy rằng tác giả nghiên cứu đặc tính của chó sói rất khoa học và kỹ lưỡng, nhưng cách viết có thể muốn truyền đạt thành lý tưởng của dân tộc và đặc trưng của Người Mông Cổ thì có phần hơi căng thẳng. Tác phẩm đã được chuyển thể thành phim tốn kém nhất trong lịch sử phim của Trung Quốc, mình nhớ không nhầm là 40 triệu đô la, để ra được bộ phim đạo diễn đã thuê một đàn chó sói và huyến luyện nó trong 4 năm và nhân vật chính phải sống với những chú chó đó trong vòng 1 năm. Nhưng bộ phim được nói là chưa cảm nhận hết ngôn từ mà được viết trong tác phẩm của nhà văn Khương Nhung.

Nhưng hơn tất cả tác phẩm phản ánh đặc tính của loài sói theo đúng nghĩa, và khi mình searh trên google thì loài sói là loài động vật được nghiên cứu nhiều nhất trên thế giới, nó là động vật ăn thịt, độc và lạ, thông minh theo chủ nghĩa kinh nghiệm. Cuốn truyện mô tả tỉ mỉ về đời sống của loài sói và nhiều loài vật đơn lẻ khác nơi thảo nguyên, với những tình tiết gay cấn, quyết liệt, lạ lùng và thần bí. Người Nội Mông coi đồng cỏ là sinh mệnh lớn, và cùng với con người, những loài vật sống trong đó, đều là sinh mệnh nhỏ. Một khi đồng cỏ không còn, thì tất cả sự sống sẽ bị huỷ diệt…Trước đây, người ta vẫn quen nghĩ sói là kẻ thù của loài người. Nhưng ở đây, người Mông Cổ cho rằng sói chính là vị cứu tinh của đồng cỏ, là biểu tượng mà con người gửi gắm linh hồn…Thông qua câu chuyện về loài sói, tác giả đã đặt ra hết sức tinh tế nhiều vấn đề phức tạp của đời sống như mối quan hệ giữa con người và con người, con người và dã thú…

Chó sói có cái tôi mạnh mẽ, có khí phách và chí lớn, có ý chí kiên cường, tính tổ chức kỉ luật và sự gan dạ, thông minh, nhạy cảm, kiên trì, dũng cảm, mưu trí, ngoan cường, khỏe mạnh, thiện chiến, cẩn thận, cảnh giác, mạo hiểm, lắm mưu mẹo, giỏi tùy cơ ứng biến, giỏi binh pháp, giỏi dự đoán thời tiết, giỏi chịu đói chịu khát, hành tung bí ẩn, xuất quỷ nhập thần, phong cách cao thượng, giàu tình mẫu tử, quyến luyến gia đình, coi trọng tự do và mạng sống, không bao giờ tự mãn, không bao giờ bỏ rơi đồng loại, coi thường hoàn cảnh ác liệt, kiên trì tìm kiếm cơ hội và biết chờ đợi cơ hội, uy vũ không chịu khuất, coi cái chết như không, thà chết trận còn hơn chết bệnh, “chết rồi mà vẫn oai phong, chỉ như say rượu nằm dưới đất, ngay cả thương binh, nữ binh cũng khiến người ta bạt vía kinh hồn”

Và, những bài học từ chó sói:



1. Sức mạnh kiên định để thực hiện "dã tâm"

Sói có thể theo đuổi con mồi của mình nhiều ngày liền mà không từ bỏ cho đến khi hạ gục nó. Con người có thể học được điều này bằng cách nắm chặt và không từ bỏ mục tiêu khi đã xác định được nó. Cuộc đời không có thất bại, chỉ có từ bỏ hay không mà thôi. Không từ bỏ sẽ không thất bại.

Con người cũng vậy. Một người đi trên con đường bước đến thành công, có thể anh ta bắt đầu từ hai bàn tay trắng nhưng không thể không có mơ ước. Một người nếu muốn thành công phải xác định rõ khát vọng lớn nhất đời mình là gì, chỉ khi đó chúng ta mới dồn sức theo đuổi và là niềm hứng thú trong cuộc đời.

2. Học cách dùng mưu trí

Sói không phải loài chỉ biết dùng răng và vuốt. Sói là loài động vật tôn sùng trí tuệ. Chúng luôn biết cách sử dụng cái đầu trong mọi việc. Chúng săn mồi một cách ít tốn sức nhất. Dùng trí tuệ để đạt được kết quả và cái giá phải trả nhỏ nhất là điều ta cần học từ loài sói. Thế giới tự nhiên hoang dã đã làm cho loài sói đạt đến mức độ giảo hoạt bậc nhất. Vì chỉ dùng trí chúng mời sinh tồn được. Sói rất linh hoạt khi săn mồi. Chúng chẳng đuổi theo con mồi một cách tùy hứng. Sói có chiến thuật và kỷ luật riêng cho mình. Chính vì thế, sói là loài có hiệu suất săn mồi cao nhất trong thế giới động vật.

3. Chấp nhận mạo hiểm mà không rụt rè

Để loài sói có thể thực hiện được dã tâm săn được những con mồi lớn, điều quan trọng nhất là phải mạo hiểm. Nhưng hành động mạo hiểm đó của loài sói là hành vi mạo hiểm được xây dựng trên cơ sở lý trí. Nếu sói không có tinh thần mạo hiểm sẽ không đi thách thức những con vật to lớn khỏe hơn nó, trong tình hình thức ăn thiếu thốn, có lúc sói không có chỗ nào phải lựa chọn, phải dùng sự mạo hiểm để đi thách thức với những việc xem chừng như là không thể đó.

4. Tâm lý tích cực, luôn khích lệ bản thân và đồng đội

Trên suốt hành trình săn mồi, những con sói luôn khích lệ nhau bằng những tiếng hú. Vừa để khích lệ bản thân, vừa để khích lệ đồng đội và còn khiến con mồi phải khiếp sợ.

Sống ở đời cũng vậy, bạn phải học cách khích lệ bản thân và khích lệ người khác. Hình thành thói quen khích lệ bản thân bằng tâm lý tích cực, bạn sẽ có thể nắm chắc được vận mệnh của đời mình.

5. Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng

Với kẻ yếu thế hơn, loài sói sẵn sàng khô máu để chiến đấu. Nhưng nếu gặp đối thủ mạnh, chúng sẽ không bao giờ mạo hiểm. Loài sói không hề sĩ diện, gặp kẻ mạnh, chúng nhanh chóng rút lui. Cho dù cả một bầy sói đối mặt với vài con sư tử, chúng cũng sẽ không chiến đấu. Bởi chúng biết rằng, nếu chiến thắng thì chúng cũng phải chịu tổn thất nặng nề, mất đi đồng đội. Như thế chẳng khác nào thua trận.

6. Dám săn những con mồi lớn

Loài sói dám đi săn những loài động vật to khỏe hơn mình gấp nhiều lần như trâu rừng hay bò tót. Chúng ta cũng cần giống như loài Sói, dám thách thức những đối thủ mạnh hơn bản thân mình. Làm người cũng vậy. Dám thách thức trên thực tế chính là tạo áp lực cho chính mình. Không có áp lực sẽ không có động lực. Chỉ cần bạn có tâm lý này thì những việc tưởng chừng như "không thể" sẽ có thể trở thành "có thể".

7. Dũng cảm đối diện với hiện thực

Loài sói thực sự là kẻ mạnh khi đi săn. Chúng có thể bám theo đàn trâu rừng hàng tháng trời để đợi con mồi của mình lộ ra điểm yếu và sơ hở. Trong suốt hành trình đó, không phải lúc nào đàn sói cũng thành công. Có những lúc, chúng phải từ bỏ con mồi lớn để chuyển sang con mồi nhỏ vừa sức mình hơn để có thức ăn duy trì sinh tồn cho cả đàn. Nhưng trong suốt quá trình đó, dù thành công hay thất bại chúng vẫn giữ vững tinh thần đoàn kết trong 1 đàn.

Tâm lý của kẻ mạnh là khi gặp trở ngại không oán trách người khác, khi thất bại không tìm cớ biện minh. Tâm lý dũng cảm đối diện với hiện thực đó đã nhào nặn nên 1 loài sói kiên cường. Học hỏi được, bạn càng có thể tôi luyện thành người thành công. Bởi kẻ mạnh không tìm lý do oán trách mà dám dũng cảm đối mặt với hiện thực.

Khi khởi bước cuộc đời, tâm lý của bạn sẽ quyết định kết cục cuối cùng. Khi đối mặt với khó khăn, thắng lợi cuối cùng luôn dành cho những người có tâm lý tích cực.

8. Đoàn kết là sức mạnh

Sói được biết đến là loài có tinh thần đoàn kết và tính bầy đàn cực kỳ cao. Chúng là loài giỏi hợp tác, giỏi hiệp đồng tác chiến. Sói có ý thức tập thể và hợp tác đồng đội còn hơn cả loài người. Chúng luôn cùng tiến, cùng lùi và không bao giờ là loài tráo trở. Trong trận chiến, nếu sói bắt buộc phải chiến đấu với kẻ mạnh hơn, chúng sẽ đồng loạt tấn công. Không có con sói nào tự động bỏ chay trước cả! Và sau trận chiến, dù thành công hay thất bại thì cả đàn cũng không bỏ lại con bị thương. Sói luôn biết cách liên kết với nhau để tạo ra sức mạnh. Chính vì thế nên “hổ dữ khó chống lại bầy sói”, và “bầy sói có thể đánh bại sư tử”.

9. Biết nằm gai nếm mật

Một trong những thứ nên học từ loài sói đó chính là biết nằm gai nếm mật. Khi săn mồi, sói liên tục thay đổi vị trí và biết cách kiên nhẫn chờ thời cơ. Chúng thường chờ đợi con mồi lúc ốm yếu và mất cảnh giác nhất rồi mới tấn công.

10. Sự hăng hái giúp sinh ra năng lượng lớn mạnh

Khi bắt đầu tấn công con mồi lớn, những con sói trẻ tuổi thường tiên phong đầu tiên giúp đẩy lên sức nóng của cuộc đi săn. Chúng khuấy đảo khiến đàn trâu rừng hỗn loạn và con mồi mục tiêu phải hoảng loạn mất phương hướng. Cả đàn sói như được tiếp thêm sức mạnh giúp tăng tỉ lệ thành công của cuộc săn.

Có sự theo đuổi, sự hăng hái không ngừng như của loài sói là rất quan trọng. Sự hăng hái có thể làm tan chảy tất cả. Sự hăng hái bắt nguồn từ nội tâm, khiến con người tràn đầy đam mê và sức lan truyền lớn.

Tóm tắt:

Sói Totem bắt đầu khi Trần Trận, một sinh viên đại học đến từ Bắc Kinh. Anh ta rời khỏi cuộc sống đại học thoải mái của mình và đã được gửi về vung thảo nguyên xinh đẹp và tàn khốc của Ơ lôn - đồng cỏ Mông Cổ rộng lớn, hiếu khách, nơi anh ta được gửi đến làm việc trên đất liền như một phần của phong trào “Trở lại đất liền” của Mao Cách mạng Văn hóa của Trạch Đông. Được sự giúp đỡ của một người chăn gia súc già người Mông Cổ tên là Pilich - được dịch là “Người khôn ngoan” trong tiếng bản địa - mà anh ta học được cách sống sót trong môi trường mới này và cảm thấy như ở nhà giữa đồng cỏ rộng lớn, hoang sơ. Mặc dù những con sói săn mồi trong vùng bị tất cả những người chăn cừu sợ hãi, Trần Trận tò mò và bị mê hoặc và tiến hành đam mê nghiên cứu loài sói 

Khi quan sát những con sói lang thang trên cánh đồng, anh nhận thấy rằng chúng dường như sở hữu trí thông minh gần như con người và một bản sắc tâm linh mạnh mẽ. Anh lắng nghe những câu chuyện mà người Mông Cổ kể về cuộc đấu tranh cũng như niềm vui của họ và tìm hiểu những bí mật của đồng cỏ từ họ. Trần Trận học cách chiến đấu với những con sói khi chúng đe dọa cừu, gia súc và ngựa mà anh phải bảo vệ, nhưng anh cũng xem những con sói như một phần quan trọng của hệ sinh thái. Họ bảo tồn sự cân bằng tự nhiên của đồng cỏ và định hình cách sống của người Mông Cổ.

Tuy nhiên, khi Chen dần dần cảm thấy như ở nhà trong Ơ lôn, học hỏi từ khí hậu khắc nghiệt theo vòng đời của nó, khu vực này bị tấn công từ một lực lượng nguy hiểm hơn nhiều so với bầy sói. Cách mạng Văn hóa tiếp tục sứ mệnh biến đổi Trung Quốc và các vùng lãnh thổ xa xôi của nó, và không còn kiên nhẫn cho bất cứ thứ gì ngoài những giá trị nhân văn, thế tục, hiện đại. Quan chức tàn nhẫn, ngạo mạn của đảng đến Mông Cổ để thực hiện chính sách triệt để của đảng là tiêu diệt đàn sói bản địa, và quân đội ngay lập tức bắt đầu xua đuổi bầy sói ra khỏi khu vực, giết hại hàng loạt. Đây là phần mở đầu của một cuộc chiến sinh tồn, khi một thế giới cổ đại đụng độ với một thế giới hiện đại quyết tâm tiêu diệt nó. Con người chiến đấu với những con vật đã ở đây rất lâu trước họ,

Như một nỗ lực cuối cùng để thu hẹp khoảng cách giữa hoang dã và văn minh, Trần Trận bắt một con sói con mồ côi mà sau đó anh ta nuôi, với hy vọng lai tạo nó với những con chó nhà. Đặt tên cho nó là Little Wolf, anh ta hình thành một mối liên kết chặt chẽ với loài động vật hoang dã và chúng trở thành mắt xích của nhau trong một Trung Quốc đang thay đổi nhanh chóng. Tuy nhiên, bất chấp nỗ lực của Trần Trận nỗ lực để gắn kết với con sói con của mình, con sói không thể thuần hóa, và nó kêu gào người mẹ đã mất của mình, thậm chí tự làm mình bị thương khi nó hú lên. Cuối cùng, mối quan hệ giữa người thanh niên trẻ trẻ và đàn sói được định sẵn sẽ bị phá vỡ, khi cuộc hành trình tiến bộ ngày càng đến gần hơn để phá hủy lối sống của người Mông Cổ cổ đại.


                                    Bài viết có sử dụng nhiều nguồn tham khảo từ Internet

Post a Comment

أحدث أقدم