Một thách thức với con người là phải làm sao mà sống một cách có kỷ luật? Ai cũng hào hứng ban đầu sau đó thì mệt mỏi vì chán nản? Ai cũng nói mai tôi chạy bộ chẳng hạn nhưng chỉ được vài hôm hào hứng hoặc bị các nhân tố khác chi phối (thời tiết, bài tập hay hẹn hò….).
Có nhiều cách để xây dựng tính kỷ luật nhưng việc đầu tiên phải xây dựng được nhận thức và nhìn nhận đúng cách làm và theo nó theo đúng mục tiêu đặt ra. Sau đó mọi chuyện đi dần theo thói quen và bạn sẽ giữ được tính kỷ luật nguyên tắc của bản thân mình. Theo logic như trên việc đầu tiên đó là chúng ta cần nhận thức đúng vể nguyên tắc kỷ luật của việc thực hiện một công việc chúng ta cần xây dựng.
Thứ nhất kẻ đôi bảng phân công nhiệm vụ ghi toàn bộ những khó khăn và phức tạp khi triển khai thực hiện thói quen đói. Chẳng hạn khi bạn bạn chạy bộ, hay trong thời Covid này thì bạn tập yoga, bodycombat, pumg, gym … thì bạn chia hai cột xác định những mong muốn mình đạt được và những rào cản khó khăn khi thực hiện. Chẳng hạn mong muốn đạt được là cơ thể khỏe mạnh, sức mạnh về tinh thần rồi thì rào cản là phải dậy sớm, đau cơ bắp mất 1 tuần, rồi phải bỏ bớt thời gian lướt face, xem youtube và… Liệt kê hết những điều đó sau đó nó sẽ đi vào tiềm thức và dán nó trước mặt của bạn.
Thứ hai đó là thực hiện công việc đó một cách thường xuyên. Sau khi có bản kế hoạch đó rồi bạn cần thiết phải bắt tay ngay vào thực hiện. Thực hiện ngay lập tức đúng thời điểm trong ngày lên kế hoạch luôn. Thực tế đó là sự hào hứng khi mình bước vào một chu trình thay đổi bản thân, thay đổi cơ thế. Chắc chắn khâu tâm lý ngày đầu tiên thực hiện công việc đó vô cùng thích thú đó là khởi đầu một kỷ nguyên mới mở ra trong bản thân bạn. Rồi bạn làm xong bạn thấy thỏa mãn, hạnh phúc vì đã hoàn thành lần đầu tiên của nhiệm vụ. Nhưng đến ngày thứ 5 mọi thứ nhiệt huyết bắt đầu có sự giảm dần lúc này bạn cần một phương pháp khác đó là bước thứ 3.
Thứ ba đó là chiến thuật kỷ luật của lính đặc nhiệm Navy Seal thuộc Hải quân Hoa kỳ. Trong đầu của họ luôn hình thành cụm từ” ý chí vượt quan mọi gian nan thử thách” và với họ thêm nguyên tắc nữa là nguyên tắc 40%. Quy tắc này không phức tạp, cho rằng khi tâm trí của cá nhân bắt đầu nói với họ rằng họ đạt mưc cao nhất cả thẻ chất lẫn tinh thần thì thực tế họ chỉ thúc đẩy đến 40% toàn bộ năng lực của họ mà thôi. Nói cách khác có thể kéo dài thêm 60% nữa chỉ khi nào họ tin rằng họ có thể. Ví dụ bạn hít đất 10 cái thì bạn cố mỗi ngày thêm 1-2 cái thôi chứ đứng có cố thêm 10 cái nữa khả năng ngày mai bạn nghỉ luôn nhé. Nguyên tắc đó là thúc đẩy năng lực trong con người mình nhưng chưa thực sự vấn đề khoa học trong đó.
Thứ tư tránh mọi sự sao nhãng hay vì một thứ vui vẻ khác mà quên đi công việc mình cần phải làm và thực hiện nhé. Điều này không đơn giản nhưng phải xác định từ trước khi thực hiện và nỗ lực vì mục tiêu chiến thắng của mình nhé.
Thứ năm, trường hợp mà bị bẵng đi một thời gian mà bạn không luyện tập hoặc bị rơi ra vòng kỷ luật đó hãy quay trở lại bước 1 nhé. Cuộc đời là những chuyến đi, có lúc đi thẳng có lúc đi đường tắt có lúc đi đường vòng, chẳng ai có thể cam kết là tôi là người có kỷ luật suốt đời. Nên bình thản và lặp đi lặp lại chu trình các bước trên để đảm bảo mình thấy tự do và thoải mái nhé.
Bạn nên suy nghĩ về kỷ luật bản thân giống như màu đen và màu trăng cho dù bạn có động lực và ý chí hay không. Nhưng động lực và ý chí luôn luôn làm bạn thất bại khi bạn không tối ưu hóa các khía cạnh cuộc đời bạn bằng việc tuân thủ kỷ luật. Mọi thứ đều có thể hoạt động trong điều kiện lý tưởng, nhưng rất ít phương pháp có thể chịu được sự kiểm soát trong thế giới đa nhiệm.
Bạn phải chấp nhận rằng đôi khi tuân thủ kỷ luật sẽ rất khó khăn và có thể cảm thấy vô lý, nhưng nó chỉ có thể là tạm thời. Nếu bạn vượt qua được nỗi đau và sự khó chịu mà bạn phải đối mặt thì bạn có thể phá vỡ thói quen xấu và xây dựng thói quen tốt ngay ở vị trí đó. Chúc các bạn thành công
Henry Hùng
Đăng nhận xét