“Có lẽ góc nhìn sâu sắc nhất về thành công là muốn đạt được thành tựu lớn, bạn phải trở thành con người khác. Những vật chất mà bạn tựu thành hay có được không quan trọng nhiều bằng phẩm chất của con người mà bạn phải trở thành để đạt được tốt hơn bình thường. Sự phát triển kỷ luật tự thân là con đường cao tốc khiến mọi thứ đều trở nên khả thi đối với bạn”. Diễn giả Brian Tracy
Con người ai cũng muốn thành công và có quá nhiều nghĩa đã định nghĩa từ “thành công” nhưng thành công nào cũng phải có mồ hôi và nước mắt, phải có sự khổ luyện. Thành công là một quá trình để sinh ra kết quả thích đáng cuối cùng. Để có được thành công phải có yếu tố quan trọng nhất đó là “kỷ luật”.
Nhiều bạn hay nói rằng tính kỷ luật được sinh ra từ ý chí con người, tính kỷ luật từ việc ta bắt đầu và duy trì các thói quen, điều đó hoàn toàn đúng nhưng khía cạnh nào đó, có bạn thường xuyên rèn luyện tính kỷ luật nhưng đến một thời điểm nào nào đó bị suy giảm ý chí, chán nản do phải rèn luyện, hoặc rèn luyện một cách quá khả năng của bản thân? Vậy hiểu thế nào cho đúng?
Trong quyển “Kỷ luật bản thân” có nói: Tính kỷ luật của bản thân là một cơ sở sinh học, từ là giống như cơ bắp của con người, tính kỷ luật có thể được rèn luyện và có thể bị suy yếu và bào mòn đi và cuối cùng là sự suy yếu của ý chí. Đó cũng là điều tốt và lẽ thường tình bời vì điều này cho bạn kế hoạch chi tiết để đối phó với tính kỷ luật của bản thân bạn tức bạn có thể gia tăng ý chí và có thể đặt mình vào tình huống để giữ gìn ý chí đó. Cũng có ý nghĩa là bạn tác độ đến tính kỷ luật bản thân của bạn theo cách tích cực thông qua thói quen hàng ngày.
Việc này được hiểu tính kỷ luật con người giống như cơ bắp của con người, bạn rèn luyện nó khỏe nhưng nếu bạn không rèn luyện nó sẽ bị suy yếu và bào mòn. Nhiều bạn gặp phải trường hợp khi khởi sự công việc, hay luyện tập cho bản thân thì hào hứng và kiên trì khoảng 5 hôm đến hôm thứ 6 thì mệt mỏi uể oải. Người nào kiên trì được 3 tuần đến 1 tháng. Nhưng đến tháng thứ 2 não bộ đã hình thánh thói quen mọi sự lại dễ dàng hơn tuy nhiên đến tháng thứ 3 một lý do nào đó nếu không duy trì được tính kỷ luật thì mọi thứ trở lại zero và chúng ta coi rằng chúng ta là vô kỷ luật. Không phải điều đó? Chỉ là đang di đường cong chúng ta đi ngoằn nghèo chút thôi. Trong tiềm thức chúng ta vẫn có những thói quen đó chỉ cần tập luyện lại là sẽ làm cho mọi thứ tích cực hơn mà thôi.
Khi một cộng đồng người có những thói quen giống nhau như thế thì trở thành văn hóa kỷ luật ví dụ hai nền văn hóa kỷ luật tốt nhất thế giới được nhắc đến nhiều nhất đó là tính kỷ luật của người Đức và người Nhật, nền kinh tế lớn thứ 3 và thứ 4 thế giới. Ví dụ người Đức có đức tính theo chủ nghĩa hoàn hảo là mục đích phấn đấu của những người muốn vươn lên sự xuất sắc ở bất kỳ lĩnh vực và đó chính là câu trả lời cho mục đích vì tính kỷ luật đem lại sự thành công rực rỡ cho các sản phẩm công nghiệp của nước Đức. Rồi thì người Đức không sử dụng facebook tán gẫu trong giờ làm việc, kỷ luật theo tính thượng tôn pháp luật có phấn nghiêm khắc, thẳng thắng nói rõ mọi chuyện khi trao đổi trực tiếp không vòng vèo, làm hết sức và chơi hết mình. Đến người Nhật ta có thể nhìn rõ tính kỷ luật được nâng lên tầm kiếm sĩ Samurai với đức tính Làm việc có kế hoạch, báo cáo kịp thời; Sự cẩn thận, tỉ mỉ, chu đáo; Suy nghĩ kỹ dẫn đến sáng tạo và phát triển. Người nhật họ kỹ tính và đến cái cần gạt toillet cũng tính toán tỉ mỉ nghiêm chỉnh đề làm mọi thứ tiện lợi nhất có thể và có những ủy ban vì sự tiện lợi của khác hàng. Các sản phẩm của họ không những thiết thực mà đơn giản tiện ích và vô cùng bền bỉ.
Kỷ luật khắc nghiệt của quân đội: “Thà đau đớn, khổ hạnh trên sa trường còn hơn chết ở trên chiến trường”. Như vậy thà đau đớn hôm nay ta sống có nguyên tắc và có kỷ luật còn hơn là việc nhìn thấy việc thất bại của tương lai. Vậy làm sao để chúng ta có nguyên tắc sống kỷ luật. Mình sẽ có bài viết tiếp theo trong ngày mai.
HENRY HÙNG
Đăng nhận xét