Chỉ cần kiên trì ‘tập viết’ 6 cuốn sổ này, cuộc đời bạn nhất định sẽ thay đổi


Nếu như “đọc” có thể đưa con người đến thế giới khác thì “viết” sẽ giúp chúng ta kiến tạo thế giới của riêng mình. Phần lớn chúng ta đều biết viết nhưng lại bị lãng quên nó. Viết là một việc đơn giản, nhưng viết gì và viết sao cho hiệu quả để thay đổi cuộc đời thì không phải ai cũng làm được.
Thiên tài Leonardo da Vinci đã viết tay trên 30 cuốn sổ, trong đó 1 cuốn nổi tiếng nhất là “Codex Leicester” viết khoảng năm 1508 đã được Bill Gates mua lại giá 30,8 triệu USD vào năm 1994.
Cuốn sổ tay này có 72 trang, viết bằng kỹ thuật viết ngược – tức là phải dùng gương chiếu các trang viết mới đọc được nó.
Bill Gates mua lại “Codex Leicester” giá 30,8 triệu USD vào năm 1994.
Richard Branson (tỷ phú sáng lập Virgin) và rất nhiều tỷ phú khác cũng đều sở hữu những cuốn sổ tay của riêng mình.
Thực tế, việc viết nói chung và viết vào một cuốn sổ tay nói riêng sẽ đem lại những hiệu quả tuyệt vời giúp thay đổi cuộc sống của chúng ta. Hãy bắt đầu với những cuốn sổ tay sau đây, bạn có thể viết, nháp, gạch xóa hoặc xé bỏ, điều đó không quan trọng, miễn là bạn có thể duy trì thói quen viết và sử dụng sổ tay, cuộc đời bạn sẽ thay đổi.
1. Sổ thông thái
Đôi khi có một thông tin từ facebook, từ một quyển sách, một video hay audio, hầu hết mọi người đều gật gù thấy hay, độc đáo, thú vị và… quên dần dần.
Diễn giả nổi tiếng thế giới Jim Rohn từng nói: Don’t trust your memory! (Đừng tin vào trí nhớ của bạn)
Codex Leicester của Leonardo da Vinci
Khi nghe, xem, đọc, học được một kiến thức bổ ích hoặc bạn tự giác ngộ được điều gì đó thú vị, hãy viết lại vào quyển sổ này. Sau một thời gian, bạn sẽ sở hữu rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu hay ho mà chính bạn đọc lại cũng phải ngỡ ngàng – không thể tin được là do chính mình viết ra.
Không phải lúc nào não bộ cũng đạt tình trạng trí tuệ cao hoặc giác ngộ, khoảnh khắc đó thường trôi qua rất nhanh, nếu bạn không viết lại, bạn sẽ nhanh chóng quên mất hoặc nhớ không chính xác. Vậy nên, hãy luôn tìm tòi và viết lại những điều mới mẻ bạn học được mỗi ngày. Đừng đi ngủ cho đến khi bạn đã tìm ra một điều gì đó để ghi lại.
2. Sổ kế hoạch
“Con người chẳng bao giờ lên kế hoạch để thất bại; chỉ đơn giản là họ đã thất bại trong việc lên kế hoạch để thành công”. (William Arthur Ward)
Cuốn sổ này là những ghi chép về các lĩnh vực chính như sau: Tài chính (Ví dụ: Số tiền kiếm được, thu nhập, tổng tài sản ….), phát triển bản thân (Ví dụ: Học kỹ năng đàm phán, lãnh đạo, ngoại ngữ….), sức khỏe (Ví dụ: tập thể dục, chơi thể thao…), giải trí (Ví dụ: du lịch….), cống hiến (Ví dụ : Giúp ai đó, từ thiện….), mối quan hệ (Ví dụ: Lập gia đình, có con…).
Richard Branson (tỷ phú sáng lập Virgin) và rất nhiều tỷ phú khác đều chăm chỉ ghi chép
Điều quan trọng ở đây là bạn sẽ đặt ra các mục tiêu và lên kế hoạch để đạt được các mục tiêu đó, thay vì để cho chúng mốc meo hoặc trôi tuột đi trong tâm trí. Khi bạn viết ra những kế hoạch cụ thể để hiện thực hóa những mục tiêu ngắn hạn (tuần, tháng), trung hạn (1 năm) hoặc dài hạn (3-10 năm), bạn có thể quản lý được chính mình mà không bị “cám dỗ” bởi những yếu tố ngoại cảnh.
Hoặc là bạn có kế hoạch của riêng mình. Hoặc là bạn sẽ nằm trong kế hoạch của người khác.
Sự thật là nếu không biết mình cần phải làm gì thì sẽ không bao giờ chúng ta có thể đạt được điều mình muốn, và rồi, chúng ta sẽ tiếp tục 1 cuộc đời “bèo dạt mây trôi”.
3. Sổ nhật ký thành công
Thành công có thể không phải là một thành quả rõ rệt mà nó chỉ đơn giản là sự tiến bộ mỗi ngày. Thành công lớn nhất không phải vượt qua người khác mà vượt qua chính mình. Ngày hôm nay bạn đã làm được điều gì? Có điều gì khác biệt so với ngày hôm qua? Bạn đã đi thêm được bao nhiêu trong tiến trình hướng đến một cuộc đời bạn mong muốn?
Thành công dẫn dắt thành công. Khi bạn học được cách ăn mừng những thành công nhỏ, thành công lớn hơn sẽ xuất hiện. Mỗi ngày hãy cố gắng viết lại về những điều mình đã làm tốt hoặc chỉ đơn giản là một điều tích cực. Bạn cũng có thể tự thưởng cho mình những phần quà nho nhỏ nếu bạn cảm thấy ngày hôm nay thật tuyệt. Đó không phải nuông chiều bản thân mà là bạn đang yêu chính mình và truyền năng lượng tích cực cho những người xung quanh.
4. Sổ tài chính cá nhân
Tỷ phú người Mexico Carlos Slim (thường nằm trong top 5 người giàu nhất thế giới) không phải là người có trí nhớ siêu phàm, nhưng đến nay ông vẫn giữ những cuốn sổ ghi chép chi tiêu từ khi còn là một cậu bé được cha mẹ cho tiền tiêu vặt.
Sinh ra trong một gia đình giàu có, nhưng Carlos Slim đã được cha huấn luyện từ nhỏ về chi tiêu tiết kiệm và khôn ngoan trong vấn đề tài chính.
Một trong những cuốn sổ chi tiêu hồi nhỏ của Carlos có viết: “Hôm nay tôi mua một chai nước ngọt giá 70 xu. Hôm nay tôi mua hai chiếc bánh kem, hai cuốn album, hai chiếc bánh rán”…
Dù bạn sở hữu doanh nghiệp hay không, bạn đều cần sổ tài chính cá nhân
Dù bạn sở hữu doanh nghiệp hay không, bạn đều cần sổ tài chính cá nhân. Cuốn sổ thường có 4 cột chính: ngày tháng, công việc, thu, chi. Hãy thống kê lại các hoạt động thu chi, điều tiết khối tài sản và tiền bạc mà bạn đang có để tránh chi tiêu quá tay.
Bạn cần kiểm soát tiền. Hoặc tiền kiểm soát bạn. Phần lớn mọi người không làm theo cách một, nên tiền đã lựa chọn giúp họ cách hai.
5. Sổ quan hệ
Thực tế, cuộc đời bạn sẽ thay đổi bởi hai điều: những cuốn sách bạn đọc và những người mà bạn gặp. Diễn giả Jim Rohn có một câu nói rất nổi tiếng: Bạn là trung bình của 5 người mà bạn dành phần lớn thời gian cho họ”.
Sổ quan hệ chính là nơi lý tưởng để bạn viết lại những mối quan hệ mà mình có và lựa chọn xem bạn muốn 5 người đó là ai.
Bạn có thể liệt kê một cách vắn tắt và đơn giản thông tin về các mối quan hệ như họ tên đầy đủ, ngày tháng năm sinh (sinh nhật), nghề nghiệp và năng lực, mối quan hệ khác của họ… Hãy vun đắp những mối quan hệ và việc bạn ghi lại chính là một minh chứng rằng bạn coi trọng và trân quý họ như thế nào. Tất nhiên, bạn cũng nên ghi lại cả những mối quan hệ mà bạn biết chắc rằng họ không thể giúp ích gì được cho bạn. Bạn biết đấy, bản chất của mối quan hệ là cho đi không vụ lợi.
6. Sổ quản lý thời gian
Có một sự thật là, nếu bạn không biết cách quản lý thời gian, bạn sẽ không thể quản lý được bất kỳ điều gì khác. Quản lý thời gian thực chất là quản lý số lượng và chất lượng công việc sao cho tối ưu hiệu quả trong cùng một khoảng thời gian hữu hạn sẵn có.
Những người thành công và giàu có nhất không có nhiều thời gian hơn bạn. Họ biết cách sử dụng thời gian hợp lý hơn. Bạn có biết tổng thống Mỹ Donald Trump theo dõi từng khoảng thời gian 15 phút trong ngày của mình?
nếu bạn không biết cách quản lý thời gian, bạn sẽ không thể quản lý được bất kỳ điều gì khác.
Lợi ích khi có cuốn sổ ghi chép công việc là bạn có thể quản lý được thời gian của mình và tất cả những việc đã và muốn làm. Đó là điều quan trọng hàng đầu để bạn không bị công việc cũng như những thứ vô bổ “dắt mũi”.

Post a Comment

أحدث أقدم